Trước đây, ông Đoàn Anh Linh ở tổ dân phố 3, phường An Bình (thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) nuôi heo siêu thịt, nhưng đầu ra khá bấp bênh lại hay mắc dịch bệnh, nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao.
Đầu năm 2019, sau khi tìm hiểu thị trường và trực tiếp đi tham quan, học hỏi các mô hình chăn nuôi ở nhiều địa phương khác, ông Linh nhận thấy giống heo sọc dưa (còn gọi là heo rừng lai) đang được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng thịt thơm ngon và an toàn nên quyết định mua 8 con heo giống về nuôi thử nghiệm.
Trong quá trình nuôi, thấy heo sọc dưa ít bệnh, nhẹ công chăm sóc nên ông Linh mua thêm con giống và mở rộng chuồng trại kiên cố để chuyển đổi hoàn toàn từ nuôi heo thường sang heo sọc dưa.
Heo sọc dưa nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, có thân hơi gầy, dài đòn, đầu nhỏ, khi heo con trên 3 tháng tuổi thì các vết sọc dưa trên thân không còn nữa. Ông Linh cho hay: “Để nuôi heo sọc dưa hiệu quả, trước hết cần phải lựa con giống tốt, khỏe mạnh từ các hộ gây nuôi hoặc các trại heo giống có uy tín.
“Heo sọc dưa dễ nuôi hơn heo thông thường vì chúng có sức đề kháng tốt, ít bệnh, lại là loài ăn tạp nên rất dễ nuôi và ít tốn kém chi phí. Tôi tận dụng diện tích đất trống trong vườn trồng các loại rau củ quả để bảo đảm nguồn thức ăn an toàn cho đàn heo” – ông Linh nói.
Khi nuôi với quy mô lớn, cần thường xuyên kiểm tra, chăm sóc đàn heo, đặc biệt phải tiêm phòng vắc-xin định kỳ nhằm phòng ngừa các loại bệnh heo hay mắc phải. Đồng thời thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại hằng ngày”.
Các vết sọc sẽ biến mất sau 3 tháng.
Nắm bắt rõ đặc tính của heo sọc dưa, ông Linh đã thiết kế khu chuồng nuôi gần với môi trường tự nhiên, không gian rộng và thoáng mát, chia làm hai khu: khu chuồng riêng xây thành từng ô, cố định bằng vách ngăn cao 1,4 – 1,6 m cho heo nái sinh sản và khu đất nền có rào lưới xung quanh cho heo thịt.
Heo sọc dưa nuôi từ 6 – 7 tháng đạt trọng lượng 15 – 20 kg là có thể xuất bán. Mỗi năm heo đẻ từ 2 – 3 lứa, mỗi lứa 6 – 7 con, heo con từ 1,5 – 2 tháng tuổi đã cứng cáp, biết ăn thì bắt đầu cai sữa, tách đàn.
Ông Linh chia sẻ: “Heo sọc dưa dễ nuôi hơn heo thông thường vì chúng có sức đề kháng tốt, ít bệnh, lại ăn tạp. Tôi tận dụng diện tích đất trống trong vườn trồng các loại rau củ quả để bảo đảm nguồn thức ăn an toàn cho đàn heo”.
Ông Linh trồng khoai lang cung cấp nguồn thức ăn cho heo sọc dưa.
Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, áp dụng kinh nghiệm chăn nuôi mà đàn heo của gia đình ông Linh luôn tăng trưởng, phát triển tốt. Heo sọc dưa có chất lượng thịt ngon, ít mỡ, da giòn. Hiện nay, người tiêu dùng đang hướng đến nguồn thực phẩm sạch, an toàn nên thị trường heo sọc dưa rất thuận lợi, ổn định.
Từ hình thức chăn nuôi heo sọc dưa nhỏ lẻ, hiện ông Linh luôn duy trì đàn heo gần 100 con để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện tại mỗi tháng ông Linh xuất chuồng từ 10-20 con heo, với giá bán từ 100.000-120.000 đồng/kg, gia đình ông lãi 25-30 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, ông còn cung cấp con giống và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho nhiều người dân địa phương.