Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
690 lượt xem

Người có tư duy phản biện dễ làm nên việc lớn đều sở hữu 13 đặc điểm này

Một trong những phần khó nhất của tư duy phản biện là tìm ra thông tin phù hợp, ý nghĩa và quan trọng nhất về điều bạn đang suy xét.

1. Thách thức thực tại

Tư duy phản biện có nghĩa là nghi vấn về những cách giải quyết lâu đời và các phương pháp truyền thống đơn giản vì đó là cách luôn được thực hiện. Người có tư duy phản biện là luôn tìm phương pháp thông minh, chu toàn và cả những thông tin và cách làm sẵn có và liên quan. Việc sẵn sàng thách thức thực tại có vẻ còn gây nhiều tr.a.nh c.ã.i nhưng đó là phần thiết yếu của sự sáng tạo và đổi mới của người có tư duy phản biện.

2. Quan sát

Quan sát là một trong số những kỹ năng của tư duy phản biện mà chúng ta được học hỏi sớm nhất ngay từ khi còn nhỏ. Đó là khả năng nhận thức và tìm hiểu về thế giới.

Khả năng quan sát tỉ mỉ cụ thể là về kỹ năng thu thập và ghi nhận dữ liệu thông qua các giác quan của chúng ta. Và những giác quan đó sẽ đưa ta đến với cái nhìn tường tận và sâu s.ắ.c hơn về thế giới.

3. Sự tò mò

Sự tò mò là giá trị c.ốt lõi làm nên nhiều nhà lãnh đạo thành công. Bởi lẽ, sự ham học hỏi và hứng thú về thế giới và con người xung quanh là dấu hiệu để xác định một nhà lãnh đạo có tư duy phản biện. Thay vì công nhận mọi thứ theo giá trị vốn có thì một người tò mò sẽ thắc mắc về điều tạo nên giá trị đó.

Khi chúng ta ngày càng trưởng thành, ta càng dễ dàng gạt bỏ những điều tò mò có vẻ trẻ con. Do đó, sự tò mò buộc bạn phải có một tư duy mở và thúc đẩy tiếp thu thêm nhiều kiến thức sâu hơn – tất cả những điều đó tạo nên một người có khả năng học hỏi suốt đời.

4. Tính khách quan

Một cá nhân có tư duy phản biện tốt là người có thể duy trì cái nhìn khách quan nhất khi xem xét một thông tin hay một trường hợp cụ thể. Họ sẽ tập trung vào sự thật, các đánh giá khoa học về thông tin đang có. Những người có suy nghĩ khách quan là những người có thể giữ cho cảm xúc của họ (và của người khác) không tác động đến nhận xét của họ.

Tuy nhiên, có được sự khách quan hoàn toàn lại là một điều bất khả thi. Vì mỗi chúng ta đều được định hình bởi những quan điểm, kinh nghiệm và bối cảnh sống riêng biệt. Nhận thức được thành kiến là bước đ.ầ.u để trở nên khách quan và xem xét vấn đề một cách vô tư. Một khi bạn có thể đưa bản thân ra khỏi tình huống thì bạn có thể phân tích tường tận hơn về nó.

5. Đánh giá nội tâm

Đây là nghệ thuật nhận thức về suy nghĩ của bạn, hay nói cách khác, là suy nghĩ về cách bạn suy nghĩ về mọi vật. Người có tư duy phản biện cần có nhận thức về mức độ tỉnh táo và chú ý của bản thân, cũng như thành kiến của chính bản thân họ. Đây là khả năng kiểm tra những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác sâu thẳm nhất trong tâm h.ồ.n. Đ.á.nh gi.á nội tâm có sự liên quan mật thiết đến việc tự nhìn nhận bản thân và đạt được cái nhìn đầy đủ nhất về trạng thái tinh thần và cảm xúc của chính bạn.

6. Tư duy phân tích

Nhà phân tích giỏi nhất cũng là người có tư duy phản biện và ngược lại. Khả năng phân tích thông tin là mấu chốt để nhìn nhận hầu hết mọi thứ, bất kể nó có là hợp đồng, báo cáo mô hình kinh doanh hay thậm chí là một mối quan hệ.

Phân tích thông tin có nghĩa là chia thông tin thành các phần nhỏ và đánh giá mức độ hiệu quả của các phần thông tin đó khi kết hợp lại hay khi tách ra riêng biệt. Phân tích dựa trên quan sát, sự thu thập và đ.á.nh gi.á các bằng chứng để đạt đến một kết luận có ý nghĩa. Tư duy phân tích bắt đầu từ sự khách quan.

7. Xác định thành kiến

Người có tư duy phản biện sẽ cố gắng xác định những yếu tố cấu thành niềm tin và liệu rằng, những điều đó liệu có đáng tin hay không, từ đó, bạn có thể hiểu và xác thực định kiến của bản thân mình.

Đây là một bước tiến quan trọng để nhận biết được mức độ ảnh hưởng của thành kiến đến tư duy của mình và nhận ra khi thông tin bị sai lệch. Khi nhìn vào một thông tin hãy tự hỏi nó sẽ mang đến lợi ích cho ai. Liệu những thông tin này có được đưa vào chương trình nghị sự nào không? Liệu những nguồn của thông tin ấy có bỏ lại những thông tin không ủng hộ niềm tin của họ không?

8. Xác định mức độ liên quan

Một trong những phần khó nhất của tư duy phản biện là tìm ra thông tin phù hợp, ý nghĩa và quan trọng nhất về điều bạn đang suy xét. Trong khá nhiều trường hợp, thông tin bạn sở hữu có vẻ đáng gi.á, nhưng nó cũng có thể chỉ là một điều nhỏ nhặt trong điều bạn cần xem xét mà thôi.

Suy xét liệu một nguồn thông tin có liên quan cách hợp lý đến vấn đề đang đề cập hay không. Liệu nó có hợp lý và không thành kiến, hay chỉ đơn thuần là sai lệch khỏi một lập luận mang tính chính xác?

9. Suy luận

Thông tin thường không tự nêu lên ý nghĩa của nó, do vậy người có tư duy phản biện cần đ.á.nh gi.á thông tin và đưa ra kết luận dựa trên dữ kiện sẵn có. Suy luận là một khả năng có thể đưa ra ý nghĩa của dữ kiện và khám phá những kết quả tiềm năng khi đ.á.nh gi.á một tình huống.

Điều đó cũng có nghĩa cần phân biệt giữa suy luận và giả định. Giả sử, nếu bạn thấy c.ân n.ặ.ng của ai đó là 260 pounds thì bạn sẽ nghĩ họ là th.ừ.a c.â.n và không khỏe mạnh. Nhưng kết luận đó có thể sẽ thay đổi hoàn toàn nếu có thêm dữ kiện.

10. Trắc ẩn và vị tha

Sở hữu l.ò.ng trắc ẩn và vị tha trông có vẻ khá “tiêu cực” với tư duy phản biện. Vì bởi lẽ tình cảm và cảm xúc có thể tác động đến nhận định của chúng ta trong một tình huống.

Còn l.ò.ng trắc ẩn là thái độ biết quan tâm đến mọi người và bảo vệ lợi ích của họ. Khi không có l.ò.ng trắc ẩn, ta sẽ nhìn mọi thông tin và tình huống với góc nhìn của những dữ kiện và sự thật vô cảm, lạnh nhạt. Ta dễ biến sự hồ nghi thành đ.ộ.c h.ạ.i và nghi ngờ mọi thứ ta nhìn vào. Để là một người có tư duy phản biện tốt thì cần bao gồm cả “yếu tố con người”. Không phải mọi điều chúng ta làm đều chỉ là về những dữ liệu và thông tin mà còn bao gồm cả con người.

11. Sự khiêm tốn

Sự khiêm tốn là nhận thức được điểm thiếu sót của bản thân và công nhận điểm mạnh của người khác. Khi bạn có sự khiêm tốn, bạn sẽ nhận thức được điểm yếu cũng như điểm mạnh của bản thân, đó là yếu tố quan trọng cho tư duy phản biện, sẵn sàng học hỏi và mở mang hiểu biết của mình.

Khi bạn có tinh thần khiêm tốn thì bạn sẽ cởi mở với quan điểm của người khác, bạn thừa nhận điểm sau của mình và sẵn sàng thách thức niềm tin của mình khi cần thiết.

12. Tư duy sáng tạo

Phần lớn người có tư duy phản biện cũng là người có tư duy sáng tạo. người có tư duy sáng tạo là người từ chối những cách giải quyết cơ bản bởi họ có suy nghĩ vượt giới hạn. Họ có sự hứng thú và áp dụng nhiều cách nhìn vào một vấn đề. Họ cũng đồng thời sẵn sàng thử nghiệm những phương pháp khác nhau và cân nhắc những quan điểm khác.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa người có tư duy khai phóng và tư duy sáng tạo là sự sáng tạo gắn liền với ý tưởng mới, trong khi tư duy phản biện thì phân tích và thẩm định các ý tưởng đó. Sự sáng tạo rất quan trọng để mang đến những ý tưởng mới còn tư duy phản biện sẽ làm những ý tưởng đó rõ ràng và đúng trọng tâm hơn.

13. Người giao tiếp hiệu quả

Ở nhiều trường hợp, trở ngại giao tiếp là do thiếu khả năng tư duy phản biện về tình huống hay cách nhìn nhận từ các tình huống khác nhau. Giao tiếp hiệu quả bằng đ.ầ.u từ một quá trình suy nghĩ mạch lạc.

Tư duy phản biện là công cụ dùng để xây dựng nên những suy nghĩ và diễn đạt chúng. Tư duy phản biện được xây dựng dựa trên tiến trình suy nghĩ và dòng lập luận của người khác. Một người có tư duy phản biện hiệu quả phải có khả năng trình bày suy nghĩ của mình một cách cuốn hút và có thể tiếp nhận phản hồi của người khác.

Bài viết cùng chủ đề: