Giờ đây, khắp các vùng như Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội) và Lương Sơn (Hòa Bình), chỉ cần nhìn vào cổng và tường bao là biết ngay đất “của người Hà Nội” hay của dân bản địa.
Dấu ấn rõ nét nhất là cánh cổng của “dân Hà Nội” được làm cầu kỳ, tường bao cũng quây kín mít tứ phía. Còn người dân bản địa thường làm cổng đơn giản, có trụ cột cao hơn so với cánh cổng và tường. Nhiều gia đình vẫn chỉ là tường rao bằng cây thân gỗ hoặc cọc bê tông.
Một biệt thự nhà vườn
Thú săn đất ngoại thành làm vườn của người ở nội thành Hà Nội có từ chục năm trước, nhưng nở rộ khoảng 3-4 năm lại đây. Cá biệt, làm xong nhà ham quá, chuyển luôn về nhà vườn ở hẳn. Còn nhà ở nội thành thì cho thuê.
Đất ở các vùng quê cũng vì thế mà tăng giá. Nhà có nhiều đất thì cắt bớt vài ba ngàn mét vuông, chỉ giữ lại 1 khoảnh nhỏ để ở. Nhà ít đất hơn thì bán tất, đủ tiền ra mua vài trăm mét vuông bám mặt đường để xây căn nhà nhỏ ở.
Cứ một người Hà Nội về mua đất ở quê, lại có một hộ gia đình có thêm tiền, nhiều người có thêm việc như xây tường bao, xây nhà, làm cỏ, chăm sóc cây cối, trông nhà. Tất nhiên, vườn của người Hà Nội ở quê mọc lên ngày càng nhiều, còn diện tích vườn của người bản địa ngày càng thu hẹp lại.
Đây là một dạng “đô thị hóa ngược” ra nông thôn, về miền núi. Một nghịch lý thể hiện vấn đề muôn thưở: Không ai hoàn toàn hài lòng với những gì mình đang có.
- Quán bún ốc 60 năm chuẩn vị Hà Nội: Khách từ Mỹ quay về chỉ để… ăn cho đỡ nhớ
- U40 một lần nông nổi: Mua nhà ngõ sâu, bán chẳng được ở cực thân
- Bác sĩ mách uống nước cây này giúp giải độc gan cực kỳ hiệu quả, người già hay trẻ đều có lợi
- Hà Nội thu hồi 60.000m2 đất để xây dựng tuyến đường hơn 2.500 tỉ đồng
- Thông xe tuyến đường gần 200 tỉ đồng kết nối Hà Nội với Bắc Giang