Trong vô vàn nghề nghiệp của xã hội, có nghề làm quanh năm không lương, nhưng cũng không có ngày nghỉ, đó là ở nhà nội trợ, làm mẹ toàn thời gian.
Những bà mẹ này không có lương hưu khi về già, có hoặc không “lương tháng 13”, vị trí trong gia đình không phụ thuộc vào đóng góp mà là sự trân trọng và thấu hiểu của người nhà, nhất là người chồng.
Đặc biệt, không biết liệu con cái có biết ơn công sức của những người mẹ này hay không. Có vẻ như trong mắt nhiều người, những bà nội trợ toàn thời gian rất lười biếng, sống không áp lực.
Mới đây, một bà mẹ đã đăng tải đoạn hội thoại giữa mình và con trai lên mạng, đọc xong quả thực khiến người ta xót xa. Vì phải toàn tâm toàn ý chăm sóc hai đứa con trong nhà nên người mẹ này đã chọn nghỉ việc sau khi sinh đứa con thứ hai. Mẹ cho biết do cả hai đứa con đều có bệnh suyễn nên cần phải chăm chút đặc biệt, và người chồng cũng nhiều lần thuyết phục vợ ở nhà. Bố thường hay đi công tác xa và sẽ không yên tâm nếu các con không được chăm sóc chu đáo.
Đã 8 năm người mẹ ở nhà chăm con, làm việc nhà, đưa đón con đi học, kèm con làm bài tập mỗi tối, chuẩn bị cơm nước cho chồng con. Tuy nhiên, những nỗ lực cố gắng của người mẹ dường như không được con ghi nhận và thấu hiểu, thậm chí con còn phàn nàn là “mẹ lười”.
“Tại sao con nói với bố rằng mẹ lười? Bố ngày nào cũng đi làm về muộn, mẹ ở nhà làm hết việc nhà, buổi tối bố về cũng chỉ ăn rồi ngủ chứ có phụ giúp gì mẹ đâu?”
Kết quả là, trước những câu hỏi lặp đi lặp lại của mẹ, cậu con trai đã trả lời không chút do dự:
“Bố đi làm mà mẹ”
Rõ ràng, trong mắt con trai, cha đi làm mỗi ngày là một công việc khó khăn, trong khi người mẹ hàng ngày không làm gì ở nhà và như vậy là lười biếng. Con trai phàn nàn rằng mẹ lười vì không chuẩn bị quần áo thể thao cho mình, khiến cậu vào lớp bị cô mắng. Trong mắt cậu bé, vì mẹ không phải đi làm hàng ngày nên mẹ chẳng phải làm gì cả.
Đối mặt với sự phản đối của con trai, người mẹ cảm thấy rất buồn, và những gì đứa trẻ nói tiếp theo khiến người mẹ hoàn toàn lạnh sống lưng.
Cậu con trai cảm thấy ở nhà mẹ không làm gì cả, nên người mẹ hỏi:
“Ai đã nấu thức ăn mà con đang ăn bây giờ? Cánh gà chiên con đang ăn đến từ đâu?”
Cậu bé suy nghĩ một lúc rồi buột miệng:
“Là bố trả tiền, bố làm việc rất vất vả”
Có vẻ như trong nhận thức của cậu bé, chỉ cần cơm và cánh gà mua từ siêu thị là có thể dọn ra bàn và thưởng thức ngay. Và cậu bé đã không thừa nhận công việc hàng ngày của mẹ mình cho đến khi kết thúc cuộc trò chuyện, vì nghĩ rằng mẹ mình không làm gì mỗi ngày.
Những lời này của đứa con khiến trái tim người mẹ bị tổn thương nặng nề. Cô không hiểu tại sao con trai lại có ý nghĩ như vậy, để lo cho gia đình, thậm chí không có thời gian để đi mua sắm với bạn thân, tại sao con trai không nhìn thấy sự vất vả hàng ngày của mẹ?
Kết quả, người phụ nữ không kìm được đã chia sẻ đoạn hội thoại với con lên mạng để than thở, buồn và chạnh lòng vì mình dạy con quá tệ.
Có đáng để một người mẹ nghỉ việc và làm bà mẹ toàn thời gian, làm việc nhà, chăm sóc con cái không? Ở đời hiếm khi thấy những người mẹ đảm đang, nội trợ có thể biện minh được, nhiều người thậm chí còn cho rằng vì không làm ra kinh tế nên họ không có tiếng nói trong nhà. Vấn đề lớn nhất của những bà mẹ toàn thời gian là họ làm việc rất vất vả, thậm chí cảm thấy kiệt sức nhưng trong mắt người khác, họ lại là những kẻ lười biếng, “không cần đi làm” và “sống nhờ chồng”.
Cư dân mạng sau khi xem xong đoạn clip cũng cho rằng đứa trẻ này thực sự quá ngây thơ, và điều này có lẽ đến từ thái độ của người cha trong gia đình. Nếu quả thật không có sự tôn trọng từ chồng con, sao không thử một hai ngày cuối tuần ra ngoài tìm niềm vui cho mình, để cho những người ở nhà biết công việc nội trợ “nhàn nhã” như thế nào. Nhưng có lẽ cũng không nhiều bà mẹ mạnh dạn “đình công” theo kiểu này.
Vậy việc nhà và trông trẻ có thực sự vô giá trị?
Thực ra, bất kể chúng làm việc gì đều có giá trị riêng, việc nội trợ và nuôi dạy con cái không phải là không có giá trị, nhưng sau một thời gian dài không được xã hội thừa nhận, không được đền đáp thì giá trị đó lại bị phủ nhận. 80% phụ nữ đã kết hôn làm nhiều việc nhà hơn chồng của họ và con số này tăng lên 90% nếu tính cả việc dọn dẹp và giặt giũ. Và áp lực của việc nuôi dạy con cái quá lớn, thường là do đàn ông không hỗ trợ và không đảm đương được trách nhiệm nuôi dạy con cái.
Vì vậy, việc phụ nữ toàn thời gian nội trợ, chăm sóc con cái ở nhà không phải là vô ích, nhưng công việc thực tế của họ bị che giấu sau bức màn định kiến giới về thiên chức làm vợ, làm mẹ, như thể lao động của phụ nữ trong gia đình là lẽ đương nhiên.
Các bà nội trợ không lười biếng, mà là chọn sự quên mình. Là nội trợ, các bà mẹ thường bị hiểu lầm, thắc mắc, trách móc, nhưng ít ai thực sự quan tâm đến cảm xúc, thấu hiểu sự vất vả và quan tâm đến suy nghĩ của họ. Trên thực tế, nhiều phụ nữ buộc phải làm mẹ toàn thời gian, ở nhà nội trợ vì không có người già giúp chăm sóc con cái, cũng như không có điều kiện tìm bảo mẫu, nhà trẻ phù hợp. .
Vì vậy, cho dù thế giới bên ngoài định nghĩa các bà mẹ toàn thời gian như thế nào, các thành viên trong gia đình nên tôn trọng sức lao động của họ và khen ngợi họ thật nhiều. Đừng coi công việc nội trợ là nhàn nhã, cũng đừng coi sàn nhà sạch sẽ, tủ quần áo ngăn nắp và những món ăn ngon là điều hiển nhiên.Và vì là công việc nên các bà mẹ toàn thời gian cũng cần được nhận lương, dù nhiều trường hợp lương không được trả bằng tiề.n nhưng giá trị tạo ra sau khi làm việc nên được ghi nhận.
Ngoài ra, dù công việc chính của các bà mẹ toàn thời gian là chăm sóc con cái và gia đình, nchúng ta cũng nên hiểu rằng con cái và gia đình chắc chắn không phải là tất cả của cuộc đời chúng ta, lúc nào chúng ta cũng là những cá thể độc lập, sau đó là những người vợ, người mẹ. Một lần nữa, một người mẹ toàn thời gian cũng là một công việc, giống như những công việc ở các công ty nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước, người mẹ cũng nên có thời gian đi làm và nghỉ hè, cũng nên quan tâm đến sự phát triển và nhu cầu của bản thân.