Cây hoa cứt lợn hay còn được gọi là cây hoa ngũ sắc, cây cỏ hôi, thắng hồng kế,.. là một dược liệu dân gian được sử dụng trong Đông y. Cây hoa cứt lợn có tên khoa học là Ageratum Conyzoides L, thuộc họ Cúc. Đây là loài cây mọc hoang, thường mọc ở các bụi rậm, dễ thích nghi và dễ nuôi trồng.

Cây cứt lợn thường mọc quanh năm cho nên việc thu hoạch khá là dễ dàng. Thường thì cây được nhổ cả rễ để mang về, sau đó cắt bỏ rễ rồi loại bỏ lá úa, hoa héo. Dược liệu còn lại sẽ được mang đi rửa sạch sẽ bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và bùn đất. Cuối cùng tùy theo mục đích sử dụng mà người ta sẽ mang đi phơi khô hoặc bào chế dược liệu tươi.

Cây cứt lợn có tác dụng gì đối với sức khỏe?

1. Chữa viêm xoang

Cách đơn giản nhất để giúp điều trị và suy giảm các triệu chứng của viêm xoang đó là bạn dùng lá cây cứt lợn để sắc thuốc uống hằng ngày. Cụ thể:

– Chuẩn bị: Cây cứt lợn còn tươi 300g

– Cách làm: Mang rửa sạch cây cứt lợn, sau đó đem thái thành từng đoạn ngắn rồi cho vào sắc với khoảng 300ml nước. Chia nước thuốc thành 2-3 lần uống mỗi ngày.

2. Điều trị viêm họng

Để chữa trị chứng viêm họng, các bạn có thể tham khảo bài thuốc sau đây:

– Chuẩn bị: Cây hoa cứt lợn và kim ngân hoa mỗi loại 20g; cam thảo đất 16g; lá giẻ quạt 5g.

– Cách làm: Tất cả nguyên liệu đem sắc với 1 lít nước đun cho còn khoảng 300ml thì lấy ra để sử dụng. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

3. Chữa mụn nhọt, lở loét

– Chuẩn bị: 1 nắm cây hoa cứt lợn còn tươi, muối ăn.

– Cách làm: Rửa sạch cây với nước muối loãng, sau đó giã nát cây hoa cùng với một chút muối. Kế đến sử dụng bã đắp lên khu vực bị mụn nhọt hoặc lở loét xuất hiện sẽ giúp sát khuẩn, làm dịu cơn đau ngứa.

4. Chữa rong huyết ở phụ nữ

Trước đây người ta thường dùng cây hoa cứt lợn để làm thuốc chữa chứng bị rong huyết ở phụ nữ sau khi sinh. Bài thuốc như sau

– Chuẩn bị: Cây hoa cứt lợn 30-50g còn tươi.

– Cách làm: Đem cây hoa về rửa sạch, sau đó giã nát rồi vắt lấy nước và uống trong ngày sẽ giúp giảm tình trạng bị rong huyết ở phụ nữ. Sử dụng liên tục từ 3-4 ngày.

5. Trị sỏi đường tiết niệu

Để chữa bệnh về sỏi đường tiết niệu, các bạn tham khảo cách làm sau:

– Chuẩn bị: Cây hoa cứt lợn 20g, râu ngô 12g, cam thảo đất và kim tiền thảo mỗi loại 16g, mã đề 20g.

– Cách làm: Tất cả nguyên liệu trên đem rửa sạch, sau đó sắc thành thuốc uống mỗi ngày 1 thang, ngày uống từ 2-3 lần sẽ giúp đào thải sỏi tiết niệu hiệu quả.

6. Chữa đau nhức xương khớp

– Chuẩn bị: 1 nắm cây hoa cứt lợn còn tươi

– Cách làm: Đem cây hoa đi rửa sạch, sau đó mang phơi khô dưới trời nắng. Mỗi khi bị đau nhức xương khớp hãy lôi cây hoa đốt cháy rồi đem hơ nóng xung quanh khu vực bị đau sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.

7. Trị cảm mạo hoặc sốt rét

– Chuẩn bị: Cành hoa cứt lợn khô và lá khoảng 15-20g

– Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu sau đó đem sắc thành thuốc uống 2 lần/ngày để giúp đánh bay cơn cảm mạo hoặc điều trị chứng sốt rét.

8. Hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung và dạ dày

Cây hoa cứt lợn được sử dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ nhờ vào khả năng chống viêm cao. Bạn có thể tham khảo bài thuốc sau đây:

– Chuẩn bị: Cây hoa cứt lợn 20g; bạch đầu ông, cỏ mực, kim nữu khấu mỗi thứ 30g; nước sắc từ cây ma phong 15ml.

– Cách làm: Các nguyên liệu trên đem giã nát với nhau rồi sau đó vắt lấy nước cốt để sử dụng. Chia thành 2 lần uống/ngày sau bữa ăn sáng và tối sẽ giúp hỗ trợ điều trị ung thư tốt hơn.

Những lưu ý khi sử dụng cây cứt lợn để chữa bệnh

– Mặc dù cây hoa cứt lợn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên với những người bị dị ứng với các thành phần của cây thì tốt nhất không nên sử dụng để chữa bệnh.

– Không nên uống nước cốt từ cây hoa cứt lợn thay cho nước lọc hàng ngày, điều này dễ khiến cơ thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bạn muốn sử dụng cây hoa cứt lợn để chữa trị.

– Những bài thuốc từ cây hoa cứt lợn ở trên chỉ có tác dụng tham khảo và hỗ trợ điều trị chứ không hoàn toàn chữa khỏi bệnh.

– Không dùng cây hoa cứt lợn cho trẻ em hoặc phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.