Trong bất kì mối quan hệ nào, chúng ta cần áp dụng “Định luật 3-7”, 3 phần vì bản thân và 7 phần vì người khác. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái nếu dụng tâm áp dụng quy tắc này, mối quan hệ sẽ ngày càng tốt đẹp hơn rất nhiều.
“Định luật 3-7” này không chỉ thích hợp áp dụng vào mọi mặt trong cuộc sống, mà còn áp dụng cho sự chung sống giữa người với người. Nó càng thích hợp dùng trong gia đình, giữa cha con nên chung sống thế nào.
Mối quan hệ giữa cha con không chỉ cần sự hỗ trợ về tiền bạc, mà càng cần đến sự hậu thuẫn giữa chỉ số thông minh (IQ) và chỉ số cảm xúc (EQ).
Là một người cha, khi bạn kiểm soát con trẻ quá chặt chẽ, con bạn có thể sinh ra tâm lý chống đối hoặc cảnh giác. Nếu bạn không dạy dỗ hoặc buông lỏng quá mức thì chúng sẽ sinh ra tâm lý phóng túng, trở nên “nhờn” không nghe lời.
Bởi vậy, nếu muốn quan hệ giữa cha con ngày một tốt hơn, thì chúng ta hãy tham khảo 4 “Định luật 3-7” dưới đây, nhất định sẽ mang lại hiệu quả cho bạn:
Bảy phần dạy dỗ, ba phần tự do
Là cha mẹ, ai cũng muốn dạy dỗ con cái trở thành những người ưu tú có ích cho gia đình và xã hội, nhưng đôi khi chúng ta cũng phải bó tay không có cách nào.
Có rất nhiều người thành công trong cuộc sống, mà họ thường không phải là những người thông minh nhất, nhưng họ nhất định có những đặc điểm tính cách tương tự như những người thành công khác, ví như về nghị lực, về năng lực lãnh đạo và tính tự giác, đều có những điểm giống nhau.
Vì vậy, về phương diện dạy dỗ con trẻ, là cha mẹ thì không nên chỉ tập trung vào việc phát triển trí lực cho con cái. Thay vào đó, chúng ta hãy dành 3 phần không gian cho trẻ tự do vui chơi, trau dồi kỹ năng sống để trẻ hình thành và phát triển trí tuệ trong cuộc sống, phát triển trí tưởng tượng trong tự nhiên và khả năng sáng tạo trong thực nghiệm.
Tất nhiên, nơi tốt nhất cho sự phát triển trí não của trẻ là một gia đình êm ấm, chất dinh dưỡng tốt nhất là cảm giác an toàn, và nền giáo dục tốt nhất là sự đồng hành của cha mẹ. Đặt một đứa trẻ trong một hoàn cảnh sống bình thường, nếu có người chuyên dạy chúng nói những ngôn ngữ khác nhau, thì nó sẽ biết nói các ngôn ngữ khác; còn nếu không có ai dạy nó đọc, nó sẽ không có thói quen đọc, hoặc thậm chí sẽ không hề biết đọc. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội tốt để trau dồi thói quen đọc sách cho trẻ, thì trạng thái tất cả các bộ phận của não bộ cùng hoạt động của chúng sẽ không dễ hình thành, khả năng đọc của đứa trẻ sau này sẽ có chướng ngại.
Vì vậy, trong “Định luật 3-7”, 7 phần giáo dục và 3 phần tự do đối với trẻ là hoàn toàn cần thiết.
Bảy phần giúp đỡ, ba phần tự ước thúc
Lúc nhỏ, con trẻ rất cần tình yêu thương của cha mẹ, cần 7 phần nuôi dạy và trợ giúp của cha mẹ, mới giúp trẻ lớn khôn thành người được. Trẻ em từ mẫu giáo đến tiểu học, từ tiểu học đến trung học, từ trung học đến đại học, tất cả đều cần sự nuôi dạy và hỗ trợ từ cha mẹ.
Tất nhiên, cha mẹ chỉ có thể nuôi dạy con cái, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng ăn học và khôn lớn thành người. Còn con đường sau này có thành tựu bao nhiêu thì phụ thuộc vào 3 phần tự giác của bản thân đứa trẻ.
Có những đứa trẻ mới học hết cấp 2 đã nghỉ học, và ra ngoài xã hội lăn lộn kiếm sống, đôi khi chúng cũng có được chút ít thành tựu. Có những đứa trẻ học hết cấp 3 đã bước ra xã hội, và trong sự tự ước thúc và cố gắng của bản thân nên cũng đã thành tài, gây dựng được sự nghiệp vững chắc. Có những đứa trẻ thì sau khi tốt nghiệp đại học thì từng bước thăng tiến, làm rạng rỡ tổ tông. Cũng có những đứa trẻ tốt nghiệp rồi lại không tìm được việc làm, phải ở nhà sống nhờ vào đồng lương của bố mẹ.
Dẫu là tình huống nào đi nữa, thì là cha mẹ, bạn có thể giúp con được 7 phần là đã cố gắng lắm rồi, và 3 phần còn lại hãy để con trẻ tự giác nỗ lực vươn lên.
Khi một người rơi xuống đáy của sựt thất bại, thì cũng đừng tuyệt vọng, chỉ cần bạn có đủ tính tự giác và ước thúc, ngẩng cao đầu đi về phía trước, bạn sẽ nhìn thấy được trầ trời rộng lớn, lấp lánh ánh trăng sao.
Tự ước thúc bản thân là nền tảng sinh tồn của người trưởng thành, người trưởng thành có thể không có gì cả, nhưng không thể không có tính tự ước thúc, chỉ cần một người có 3 phần tự ước thúc bản thân, thì anh ta có thể mở ra một con đường cho mình.
Tục ngữ có câu: “Trước tiên tự ước thúc, sau đó là tự do”.
Trong thế giới phức tạp không ngừng biến động này, chỉ có tinh thần tự kỷ luật, không ngại đương đầu với khó khăn, mới có thể khiến bạn thay đổi bản thân mình theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Bảy phần gần gũi, ba phần giữ khoảng cách
Giữa cha con có 7 phần gần gũi nhau, chừa lại 3 phần khoảng cách chính là tôn trọng lẫn nhau. Dù là tình bạn, tình yêu hay gia đình, đều là như vậy. Bảo trì khoảng cách phù hợp, thì mới có thể càng tôn nhau lên.
Một triết gia từng nói: “Có một loại tình yêu không lời và nghiêm túc, mà khi đó thường không thể nói ra thành lời. Nhưng nó sẽ khiến những ngày tháng sau này của bạn càng cảm nhận càng có hương vị, cả một đời không sao quên được, đó chính là tình yêu thương vô bờ bến của người cha”.
Có tình yêu thương của người cha, con cái sẽ hạnh phúc vô bờ. Khi chúng ta còn nhỏ, có bố mẹ ở bên cạnh, chúng ta sẽ có nhiều cảm giác an toàn. Khi còn là một thiếu niên, có bố mẹ ở bên ta, thì chúng ta sẽ tràn đầy sức mạnh và lòng tự tin, vì chúng ta không phải lo lắng về việc không có cơm ăn áo mặc. Thời thanh niên có cha mẹ ở bên cạnh, chúng ta sẽ không phải quá lo nghĩ nhiều, bởi có cha mẹ là ngọn núi để chúng ta có thể dựa vào.
Có người nói: Không có tình thương của người cha thì không có được sự cương nghị; không có tình thương của người cha thì không có được sự hỗ trợ và chỗ dựa về tinh thần, mọi việc đều phải dựa vào nỗ lực của bản thân.
Tình thương của người cha tuy bình dị, nhưng lại thật cao cả biết bao, tình thương của người cha tuy nghiêm nghị nhưng lại thật dịu dàng. Tình cha tuy lặng lẽ, nhưng lại chứa chan biết bao ngôn từ, tình cha dẫu khô khan, nhưng lại thật tinh tế.
Tình thương của người cha luôn cho đi, cống hiến thầm lặng mà không hề mong chờ được hồi đáp, đây mới là bức chân dung chân chính của tình cha trong hiện thực.
Tục ngữ nói: “Lưu lại một tấc không gian cho người, cũng là lưu lại cho mình một khoảng chân trời”.
7 phần gần gũi, và duy trì 3 phần khoảng cách, đây mới là cách sống thực tế. Làm cha mẹ cũng nên nghĩ thử cuộc sống khi về già của bản thân mình. Khi một mực cho đi tình yêu thương của người cha, thì chúng ta cũng phải học cách yêu thương bản thân mình.
Trong cuộc sống gia đình hiện nay, hầu hết con cái đều đi làm ăn xa, không ở cùng cha mẹ, cả năm chẳng có mấy ngày được ở cùng nhau. Cha mẹ ở quê nhà, con cái không chăm sóc cho cha mẹ được, cha mẹ cũng không gặp được con cái. Tình cảm cha con trở thành 7 phần xa cách, 3 phần gần gũi.
Người ta nói rằng khoảng cách tạo ra vẻ đẹp, thấy được hoa trong mây mù là đạo thưởng hoa tuyệt vời nhất. Khoảng cách thích hợp mới là trạng thái tốt nhất.
Quan hệ cha con tốt đẹp, 7 phần hài hòa, 3 phần bất đồng
Chung sống hài hòa giữa cha con, không chỉ có lợi cho việc giáo dục con cái, mà còn có lợi cho việc hòa thuận không khí gia đình.
Có người nói: Mối quan hệ cha con tốt đẹp là 7 phần hài hòa, 3 phần bất đồng. Nếu tình cảm cha con không hòa thuận cũng là một sự đả kích lớn đối với gia đình.
Tất nhiên, trong cuộc sống, là cha mẹ hãy gắng sức không nói chuyện với con cái bằng ngữ điệu ra lệnh. Bởi vì trẻ em ngày nay có tư tưởng độc lập và năng lực xử lý các việc đều khá mạnh mẽ, vào những lúc thích hợp cũng nên lắng nghe một số đề nghị có ý nghĩa từ con trẻ.
Là con cái, ở một mức độ nào đó, hãy ủng hộ và thấu hiểu cha mẹ, bởi vì cha mẹ là chỗ dựa của con cái. Những phương diện ăn, mặc, ở, đi lại và học hành cũng không thể tách rời khỏi cha mẹ. Nhất là khi con còn nhỏ, càng cần tình yêu thương và bảo hộ của cha mẹ.
Vì vậy, khi xử lý mối quan hệ giữa cha con, chúng ta càng nên nắm vững một vài phương pháp khoa học và chính xác hơn, dùng phương thức 7 phần hài hòa, 3 phần bất đồng để chung sống với nhau. Chỉ có như vậy thì mới có thể khiến tình cha con trở nên thân thiết và hài hòa hơn.
Kết luận
Giữa cha con nên bầu bạn với nhau nhiều hơn, giao lưu nhiều hơn.
Là cha mẹ thì ngoài việc đi làm và kiếm tiền ra, càng nên dành nhiều thời gian hơn cho con cái, chỉ khi cha con dành thời gian quan tâm và nói chuyện với nhau nhiều hơn thì mới có thể khiến tâm hồn cả hai được gần nhau hơn.
Trong quá trình đứa trẻ lớn lên, là cha mẹ thì chúng ta cần phải biết cách buông tay và để trẻ tự mình khám phá. Cha mẹ cần học cách đứng ở vị trí quan điểm của con cái để suy xét vấn đề, và con cái cũng nên đứng từ góc độ của cha mẹ để suy nghĩ cho họ. Chỉ có như vậy, mới có thể giảm thiểu bất đồng, thêm phần lý giải. Quy tắc 3-7 này mới là nền tảng của mối quan hệ cha con, cũng là mối quan hệ thoải mái nhất.
- 3 lý do khiến con lúc nhỏ rất thông minh nhưng lớn lên cứ học đâu quên đó
- Giá nhà chung cư tăng mạnh, người mua chuyển sang mua nhà trong ngõ
- Hà Nội: Độc đáo bia hơi vỉa hè những năm 1990
- Da vàng như nghệ, gan như xơ mướp cũng khỏi nhờ bài thuốc bí truyền này
- Đàn ông có còn ”háo hức” với phụ nữ sau khi đã bước sang 70 tuổi không?