Do bận rộn công việc hoặc do không tự tin với cách chăm con của mình, nhiều bà mẹ khoán trắng việc chăm sóc và nuôi dạy con cái cho ông bà mà không biết rằng vì điều này con phải chịu rất nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng đến cả cuộc đời của bé sau này.
Nhiều ông bà không chỉ chăm cháu ban ngày mà còn ngủ với cháu vào ban đêm khi bố mẹ đứa trẻ rời nhà từ rất sớm và về nhà khi trẻ đã ngủ say. Thậm chí, ở một số gia đình, khi con vừa tròn tháng đã được gửi về quê cho ông bà vì bố mẹ còn bận mải kiếm tiền, làm việc, phấn đấu cho sự nghiệp.
Những đứa trẻ ngủ với ông bà sẽ có nhiều sự khác biệt so với những bé được ngủ riêng hay ngủ với bố mẹ mà cho đến 10 năm sau bố mẹ mới có thể nhận ra. Thường trẻ ngủ với ông bà sẽ là những đứa bé nhút nhát, vụng về, kém tự tin, kém thông minh và kém cỏi trong vấn đề giao tiếp. Sở dĩ trẻ ngủ với ông bà thua kém những trẻ được ngủ cùng bố mẹ là vì những lý do dưới đây.
1/ Ông bà thường quá nuông chiều cháu
Những đứa trẻ ngủ với ông bà thường không phải dọn dẹp giường ngủ vào buổi tối, không phải tự thức dậy và gấp chăn màn vào buổi sáng vì tất cả những điều này đều có ông bà làm giúp. Với ông bà, thương cháu nghĩa là tranh làm giúp cháu mọi việc kể cả việc chăm sóc bản thân. Do ỷ lại vào ông bà, trẻ sẽ không có khả năng tự lập, không có ý thức về giờ giấc và làm vệ sinh cá nhân. Khi lớn lên con thường nhút nhát, kém tự tin, vụng về…
2/ Người lớn tuổi không còn đủ nhanh nhẹn
Khi trẻ ngủ với ông bà, nếu nửa đêm trẻ bị sốt, nôn hay có vấn đề về sức khỏe, ông bà sẽ không thể nào xử lý kịp thời do người già lớn tuổi chậm chạp, mắt mờ chân run. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ lâu dài. Trẻ có thể thường xuyên bị bệnh tật, dẫn đến chậm phát triển trí não hoặc ảnh hưởng tâm lý nặng nề.
3/ Trẻ không có cơ hội gần gũi bố mẹ
Trẻ em rất nhạy cảm với mùi, và trẻ rất thích mùi của mẹ, thậm chí bé còn nhận ra mùi của mẹ. Những trẻ ngủ với ông bà sẽ dần quen với mùi của ông bà và thích gần gũi ông bà hơn là gần gũi bố mẹ. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, khiến con mất cảm giác an toàn, thường xuyên giận dữ, trẻ còn chậm phát triển thể chất và trí não do không được mẹ chăm sóc trong giai đoạn đầu đời.Cho trẻ ngủ với ông bà, đồng nghĩa với việc bố mẹ tự tước đi cơ hội gần gũi con cái trong khi con chỉ có 10 năm đầu là khoảng thời gian con thích gần gũi bố mẹ, sau đó trẻ đã có cuộc sống riêng và bé ít muốn gần gũi hay chia sẻ cùng bố mẹ.
4/ Ông bà thường ít tương tác với trẻ trước giờ đi ngủ
Những trẻ được tương tác, giao tiếp với bố mẹ nhiều, nhất là buổi tối trước giờ đi ngủ thường sẽ thông minh, phát triển trí não hơn trẻ khác. Những trẻ ngủ với ông bà ít được tương tác, giao tiếp do người lớn tuổi thường đi ngủ sớm và ít có thói quen chuyện trò trước giờ đi ngủ. Trong khi nếu trẻ ngủ với bố mẹ, bé không chỉ có cơ hội tương tác với bố mẹ, được mẹ âu yếm, đọc truyện cho nghe hay chia sẻ với mẹ về những gì xảy ra trong ngày cũng như những gì trẻ muốn làm vào ngày hôm sau.
5/ Ông bà lớn tuổi hô hấp kém làm ảnh hưởng đến trẻ
Cho trẻ ngủ với ông bà, bé không chỉ mất đi cảm giác an toàn, thường xuyên ỷ lại, kém tự tin mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Ông bà là những người lớn tuổi, thường hô hấp kém do quá trình lão hóa. Vào ban đêm, những người già sẽ cần oxy nhiều hơn và hít thở nhiều hơn so với bình thường. Nếu ngủ cùng ông bà, trẻ sẽ phải hít vào cơ thể một lượng khí thải lớn, điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, con cũng sẽ bị ảnh hưởng tính cách sau này.
Những lợi ích trẻ nhận được khi ngủ chung với bố mẹ
– Được ngủ cùng bố mẹ, trẻ sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn
– Ngủ chung với bố mẹ, đặc biệt là mẹ, con có cảm giác an toàn, bớt lo âu
– Những đứa trẻ được ngủ chung với bố mẹ sẽ hạnh phúc và tự tin hơn
– Con ít căng thẳng, giận dữ và ứng xử ở trường tốt hơn nếu được ngủ chung với bố mẹ
– Những trẻ được ngủ chung với bố mẹ không chỉ thông minh, có kỹ năng giao tiếp mà còn có ý thức tự lập từ sớm.