Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
567 lượt xem

4 thói quen xấu của cha mẹ có thể “di truyền”, vô tình làm hỏng tương lai con: Cần bỏ sớm

Con có khả năng bắt chước người lớn rất nhanh. Vì vậy, nếu cha mẹ đang có những thói quen không tốt này thì nên thay đổi sớm để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng 60% trí thông minh của một người phụ thuộc vào yếu tố di truyền, 40% còn lại chịu sự ảnh hưởng của môi trường. Tính di truyền của trí thông minh bao gồm cả chỉ số IQ và EQ (chỉ số cảm xúc).

Trong đó, tính cách, tính khí và khả năng đối phó với các tình huống trong cuộc sống được gọi là thương số cảm xúc. Trẻ không chỉ giống cha mẹ về ngoại hình mà còn có cả sự tương đồng về tính cách.

Trẻ bắt chước rất nhanh và chịu ảnh hưởng nhiều từ người lớn. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt, đặc biệt là những thói quen xấu để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Ôm điện thoại liên tục

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California cho biết bố mẹ dành ít thời gian cho con có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển cảm xúc của trẻ.

Bố mẹ chỉ mải dùng điện thoại mà không quan tâm đến con trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ.

Thiếu đi sự quan tâm, chăm sóc của phụ huynh là nguyên nhân dẫn tới việc nhiều trẻ mắc các bệnh về tâm lý như tự kỷ, trầm cảm và có các hành vi nguy hiểm khác.

Hay than vãn

Nhiều phụ huynh có thói quen hay than vãn về những điều bản thân cảm thấy không hài lòng ngay trước mặt con. Họ cho rằng đấy có thể là động lực để con phát triển, thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, cha mẹ nên bỏ thói quen này. Để trẻ phát triển toàn diện, thông minh, tự tin và trưởng thành thì cha mẹ nên gieo vào tâm hồn con những điều tích cực.

Than vãn chỉ khiến con mất định hướng, cảm thấy mệt mỏi, đánh mất hy vọng vào những nỗ lực đang có.

Nổi giận, cáu gắt

Các chuyên gia khẳng định rằng việc nổi giận, cáu gắt, thậm chí quát tháo, dùng lời lẽ đe dọa với con cái sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị trầm cảm rất cao.

Khi phải chịu đừng môi trường sống như vậy, trẻ sẽ trở nên nhút nhát, thu mình với thế giới xung quanh, tỏ ra sợ sệt, luôn cảm thấy không an toàn.

Trẻ có tâm lý không ổn định dễ hình thành tính cách nóng nảy, hay tức giận, thậm chí không kiểm soát được tình trạng cảm xúc của mình.

Nói dối

Phụ huynh đôi khi nghĩ rằng lời nói dối của mình là vô hại và chỉ muốn tốt cho con. Tuy nhiên, đôi khi nó có ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành tính cách của trẻ.

Thường xuyên tiếp xúc với những điều không phải là sự thật, trẻ sẽ mất dần niềm tin vào bố mẹ. Khi đó, trẻ cũng sẽ “bình thường hóa” việc nói dối, bịa ra nhiều lý do để biện minh cho bản thân khi làm sai. Tính xấu này một khi đã hình thành thì sẽ theo trẻ suốt đời.

Bài viết cùng chủ đề: