Với hơn 40 năm chuyên nghiên cứu về tâm lý trẻ em, Giáo sư Lý Mai Cẩn nổi tiếng với những bài học dạy con vô cùng đắt giá và ý nghĩa.
Giáo sư Lý Mai Cẩn đã chỉ ra 4 giai đoạn “vàng” nuôi dạy con cái vượt trội hơn người, cha mẹ nào cũng nên biết.
Giai đoạn 0 – 3 tuổi: Nuôi dưỡng tình cảm
Theo nghiên cứu tâm lý, trẻ ra đời đến khi lên 3 tuổi là giai đoạn các con có “nhu cầu phụ thuộc” cha mẹ về mặt tình cảm vô cùng lớn. Đây cũng được xem là giai đoạn “nền” có vai trò kết nối tình cảm trực tiếp giữa cha mẹ và con cái.
Chính vì lý do này, Giáo sư Lý Mai Cẩn trong những buổi chia sẻ về “Tâm lý giáo dục gia đình” luôn nhấn mạnh rằng: “Giai đoạn con 0 – 3 tuổi, cha mẹ trực tiếp nuôi dạy con cái là điều tốt nhất. Trong quá trình này, cha mẹ hãy dành thời gian theo sát, quan tâm, chăm sóc và tương tác với con nhiều nhất có thể. Việc cha mẹ tích cực giao tiếp với con ở giai đoạn này rất tốt cho sự phát triển EQ của trẻ sau này”.
Giai đoạn 4 – 6 tuổi: Nuôi dưỡng tính cách
Theo Giáo sư Lý Mai Cẩn, tính cách của một đứa trẻ vừa có yếu tố “bẩm sinh”, vừa do quá trình nuôi dưỡng và môi trường xung quanh góp phần hình thành. Theo các phân tích, vào giai đoạn các con bước sang tuổi thứ 4, trẻ đã có những thay đổi rõ rệt về tâm lý và tính cách.
Nguyên nhân là lúc này trẻ đã bắt đầu có những suy nghĩ độc lập và nhận thức của riêng mình về thế giới xung quanh. Đây cũng chính là giai đoạn “vàng” để nuôi dưỡng, dạy dỗ và uốn nắn tính cách của các con.
Giáo sư Lý Mai Cẩn cho biết, có 3 bài học cực phù hợp để nuôi dưỡng tính cách của con mà cha mẹ nào cũng nên biết.
Bài học đầu tiên là nói “không” với những yêu cầu vô lý của các con
Với gia đình có trẻ nhỏ, việc các con đòi hỏi hay đưa ra những yêu cầu vô lý là điều vô cùng quen thuộc. Đứng trước những yêu cầu này, cha mẹ cần dứt khoát nói “không”.
Vì trẻ ở độ tuổi này đưa ra yêu cầu với cha mẹ thực chất là để “khám phá” ranh giới của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy nhẹ nhàng nhưng dứt khoát nói “không” với những yêu cầu vô lý của con.
Bài học thứ hai là dạy con lễ phép, học cách biết cảm ơn và xin lỗi
Việc dạy con lễ phép là việc vô cùng quan trọng, cần cha mẹ dạy dỗ vào giai đoạn 4 – 6 tuổi này.
Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn thích hợp để dạy dỗ và cho con hiểu về lời “cảm ơn” và “xin lỗi” một cách chân thành, thiện chí khi mình mắc lỗi. Việc dạy con những điều này sẽ bồi dưỡng tính cách con sau này trở thành người sống có trách nhiệm, thẳng thắn và lịch sự.
Bài học thứ 3 là dạy con cách khống chế cảm xúc và “mặt dày”
Giáo sư Lý Mai Cẩn – người đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu về tâm lý trẻ em đã đúc kết và đưa lời khuyên đắt giá cho các bậc phụ huynh, đó là nếu muốn con sau này “dễ thở” hơn trong cuộc sống thì nên dạy con cách khống chế cảm xúc và “mặt dày” ngay từ khi còn nhỏ.
Việc dạy con cách kiềm chế cảm xúc giúp con “mài giũa” cái tôi nóng vội sau này, còn dạy con “mặt dày” giúp con nâng AQ và học được cách “từ chối” yêu cầu của người khác. Từ đó,cha mẹ giúp con có được cách ứng xử thông minh, khéo léo. Điều này rất tốt cho con sau này khi trưởng thành.
Giai đoạn 6 – 12 tuổi: Bồi dưỡng năng lực cá nhân
Theo Giáo sư Lý Mai Cẩn, thói quen chính là “nguồn gốc” của năng lực, vào giai đoạn 6 – 12 tuổi nếu cha mẹ có thể đồng hành và cùng con hình thành những thói quen tốt như đọc sách, học tập, tìm tòi khám phá…
Giai đoạn này cha mẹ cần dạy con cách tự kỷ luật bản thân thì đứa trẻ đó lớn lên chắc chắn sẽ trở thành người thông minh, tài giỏi. Do đó, khi bước vào độ tuổi này, cha mẹ cần đặc biệt chú ý và có cách định hướng giúp con hình thành những thói quen tốt sao cho thật hợp lý.
Giai đoạn 12 – 18 tuổi: “Giáo dục tôn trọng”
Giáo sư Lý Mai Cẩn vẫn nói vui rằng: “Khi con sang độ tuổi dậy thì, mọi lời nói của cha mẹ đều là cỏ rác”. Vì ở độ tuổi này, con đã có những suy nghĩ độc lập và quan điểm không giống với cha mẹ.
Chính vì không có chung một quan điểm nên cha mẹ và các con vào giai đoạn này thường khó trao đổi với nhau. Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con “nói không nghe” thường thất vọng, thậm chí sử dụng đòn roi để dạy con.
Vào giai đoạn này, việc cha mẹ cần học và làm đó chính là “giáo dục tôn trọng” với con. Tức là cha mẹ cần tôn trọng những suy nghĩ và hành động của con, thay vì ngay lập tức phán xét và khẳng định nó là “sai trái”.
Cha mẹ cần đứng ở lập trường của con, đồng thời bình tĩnh trao đổi với con, như vậy con sẽ cảm thấy bản thân được thấu hiểu và tôn trọng, từ đó không còn “xù lông nhím” lên nữa với cha mẹ nữa. Đôi bên cùng tìm được tiếng nói chung, và chính con cũng hiểu được giá trị của 2 chữ “tôn trọng”.
Khi mình tôn trọng người khác, mình cũng sẽ nhận được điều tương tự, điều này rất có ích cho con đường công danh sự nghiệp và trong việc kết giao bạn bè của con sau này.
- 6 dấu hiệu chàng rất hài lòng khi làm ‘chuyện ấy’ cùng bạn: Điều số 4 dễ nhận biết nhất!
- Nên mua căn hộ 35 m2 hay đầu tư vào đất ngoại thành
- Bán nhà lấy 1,6 tỷ đồng lên phố sống, sau 15 năm tôi “hối hận” vì cùng số tiền không “an cư” nổi ở quê
- Đàn ông có 3 điểm này là thuộc ‘hạng thấp’, chẳng làm nên trò trống gì, chị em nên tránh
- Nước, trà, rau và thịt để qua đêm có gây ung thư “như lời đồn” không?