Cha mẹ nào cũng yêu thương con, tuy nhiên do đặc điểm tính cách, nhiều cha mẹ có xu hướng nuôi dạy trẻ sai lầm.
Dưới đây là ba kiểu cha mẹ khó gây dựng được QH gắn kết với con cái.
1. Cha mẹ bị tổn thương thời thơ ấu
Những đứa trẻ bị cha mẹ làm cho tổn thương từ nhỏ thường hình thành suy nghĩ: Mai sau, mình sẽ không bao giờ làm con tổn thương như vậy. Tuy nhiên, khi làm cha mẹ, họ có nhiều nguy cơ lại đi vào “vết xe đổ” đó.
Một nghiên cứu do Đại học California thực hiện, được công bố năm 2018 cho thấy, cha mẹ từng bị tổn thương tâm lý nặng nề hay chịu sự căng thẳng trong thời thơ ấu có nhiều khả năng có những đứa con với các vấn đề về sức khỏe hành vi. Các loại khó khăn thời thơ ấu này bao gồm cha mẹ ly hôn, sự l.ạm d.ụng tình cảm, thể chất hoặc tì.nh d.ục, chứng kiến b.ạo l.ực trong gia đình, b.ệnh t.âm th.ần của cha mẹ…
2. Cha mẹ sĩ diện
Nhiều cha mẹ có sự sĩ diện cao tới mức luôn có nhu cầu cần phải được thỏa mãn cái tôi. Đối với con cái của mình, họ yêu cầu trẻ phải phát triển theo mong đợi của mình và hoàn thành những việc họ đặt ra. Thay vì để trẻ phát triển bình thường với đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu, họ gượng ép trẻ hoàn hảo ở mọi lĩnh vực, để có thể nở mày nở mặt với mọi người mà không quan tâm đến năng lực, cảm xúc của đứa trẻ. Nếu trẻ không tuân thủ, cha mẹ trút thịnh nộ lên đầu con, thậm chí cằn nhằn, làm những điều gây tổn thương to lớn cho đứa trẻ, ví dụ như mạt sát, so sánh…
3. Cha mẹ thao túng
Nhiều cha mẹ có thói quen kiểm soát cuộc sống của con, xuất phát từ tâm lý không yên tâm về đứa trẻ. Cha mẹ thao túng con cái bằng nhiều cách, một số dùng bạo lực, một số dùng thái độ… để ép đứa trẻ làm theo cách của mình.
Kiểu QH cha mẹ – con cái này cũng không hề bình đẳng, bởi trẻ hình thành thái độ dựa dẫm, phó mặc và tuân thủ vô điều kiện với cha mẹ, trong khi trong lòng luôn tồn tại cảm giác tiêu cực về người “điều khiển” mình.