Mặc dù khi còn nhỏ con có chút khó nuôi, nhưng lớn lên con sẽ lại là đứa trẻ đặc biệt có hiếu với ba mẹ nếu con có 3 biểu hiện này
Khi con còn nhỏ, người ba, người mẹ nào cũng đều mong con khôn lớn sẽ hiếu thảo và quan tâm đến mình khi tuổi già đã đến. Có những đứa trẻ lúc nhỏ được cho là khó nuôi, nhưng 3 kiểu trẻ khó nuôi này khi lớn lên lại là những đứa trẻ cực kỳ có hiếu, mẹ cùng xem qua nhé.
1. Trẻ thích đặt câu hỏi
“Mẹ đã bao giờ nhìn thấy mặt trời thổi ra lửa chưa? Mèo và chó trong nhà có bao giờ nằm mơ không? Điều gì sẽ xảy ra nếu một phi hành gia bay vào vũ trụ?”.
Nghe thấy những điều này, chắc chắn ông bố bà mẹ nào cũng phải toát mồ hôi? Tất nhiên, những câu hỏi này không phải để kiểm tra ba mẹ, nhưng trẻ em thường hỏi 1000 câu hỏi vì sao. Bản chất của trẻ là thích đặt câu hỏi, và những câu hỏi của chúng thường không bị gò bó và không thể đoán trước được, thường người lớn sẽ rất bất ngờ trước suy nghĩ của trẻ.
Hầu hết trẻ sẽ bước vào giai đoạn hỏi “tại sao” từ khoảng 3 tuổi. Những câu hỏi của trẻ từ 4 tuổi trở lên có thể phản ánh rõ hơn khả năng học tập và quá trình tư duy của trẻ. Với những đứa trẻ thích đặt câu hỏi, mặc dù đôi khi làm khó ba mẹ trong việc nuôi dạy nhưng chúng luôn duy trì niềm đam mê giao tiếp và sẽ không bao giờ thờ ơ với cha mẹ.
2. Trẻ hướng nội
Trong bộ phim tài liệu “Zero Post”, Eleven là một cô bé sống nội tâm, thích ăn và chơi game một mình, điều này khiến em cảm thấy thanh thản. Khi được hỏi tại sao thích chơi một mình, cô nói: “Mỗi người đều có sự lựa chọn của riêng mình, và tôi có quyền này”.
Chúng ta luôn nhìn chằm chằm vào sự lầm lì và không thích xã hội của những đứa trẻ hướng nội, nhưng chúng ta thường không biết rằng chúng là người rất tinh ý, thích suy nghĩ, làm việc chăm chú hơn và có nhiều khả năng kết bạn hơn.
Trẻ hướng nội không chỉ dễ kết bạn, chúng còn âm thầm bảo vệ cha mẹ mà còn dành tình cảm sâu sắc cho những người thân trong gia đình.
3. Trẻ biết lắng nghe lời dỗ dành của mẹ khi khóc
Có câu nói “trẻ biết khóc mới có sữa ăn”, điều này cho thấy rằng khóc là biểu hiện bản năng của cảm xúc. Khi vừa chào đời, trẻ khóc vì đói và có thể biểu hiện sự khó chịu. Sau khi lớn lên một chút, trẻ khóc khi cần giúp đỡ, muốn được đáp lại, cảm giác không vui hoặc tức giận…
Tuy nhiên sau khi được người lớn dỗ dành, trẻ hiểu chuyện và ngưng khóc, sự đồng cảm này giúp trẻ quản lý cảm xúc của mình. Khi một đứa trẻ nhạy cảm tìm ra cách hợp lý để trút bỏ cảm xúc của mình, chúng sẽ trở nên dịu dàng và mạnh mẽ, và sẽ quan tâm đến cha mẹ hơn khi lớn lên.
Vậy nên khi còn nhỏ, nếu trẻ có 3 biểu hiện này, có thể sẽ khiến ba mẹ mệt mỏi một chút nhưng khi lớn lên, con sẽ là những đứa trẻ rất có hiếu và quan tâm đến ba mẹ.