Các chuyên gia nhận định, nếu trẻ thường nói những câu này, có nghĩa là trí tuệ cảm xúc (EQ) của trẻ rất cao.

Trong xã hội ngày nay, tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc (EQ) là không thể phủ nhận. Mặc dù sở hữu chỉ số IQ có thể giúp trẻ đạt được một số bước tiến quan trọng trong học tập và công việc sau này, nhưng EQ mới có thể khiến trẻ kiểm soát căng thẳng khi đối mặt với khó khăn thử thách.

Vì vậy trí tuệ cảm xúc được xem là có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ, bố mẹ cần trau dồi cho con ngay từ khi còn nhỏ, điều này sẽ giúp trẻ trưởng thành, vững vàng tiến xa trong cuộc sống.

Các chuyên gia nhận định, nếu trẻ thường nói những câu này, có nghĩa là trí tuệ cảm xúc của trẻ rất cao, bố mẹ nên định hướng và trau dồi sớm cho con.

“Bạn ổn chứ, có chuyện gì đang xảy ra với bạn vậy?” – Trẻ khả năng nhận biết cảm xúc và sự đồng cảm mạnh mẽ

Theo quan điểm của nhà tâm lý học Daniel Gorman, trí tuệ cảm xúc bao gồm hiểu biết về bản thân, quản lý cảm xúc, động lực bản thân, thấu hiểu người khác và tương tác xã hội.

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất là “hiểu biết về bản thân” và “biết người khác”. Trên thực tế, đó là hiểu xúc của chính mình, đồng thời nhận biết cảm xúc của người khác và có sự đồng cảm.

Thông thường, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi đang tăng cường nhận thức về bản thân, nhưng trẻ hầu hết vẫn ở trong trạng thái không biết gì về cảm xúc của người khác.


Nếu ở giai đoạn này, trẻ đủ nhạy cảm để thường xuyên nhận thấy những thay đổi của người khác và hỏi “Bạn ổn chứ” khi nhận thấy đứa trẻ không vui, điều đó có nghĩa là sự đồng cảm của bé cao hơn nhiều so với các bạn cùng tuổi.

Chính vì sự quan sát và xem xét kỹ lưỡng cảm xúc của người khác, đồng nghĩa với việc trẻ sẽ nhạy cảm và phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của môi trường và những người xung quanh mà trẻ thường nói những câu như “Bạn ổn chứ” “Bạn có sao không” hay “Chuyện gì đang xảy ra với bạn vậy?”.

Điều này cho thấy đứa trẻ hòa hợp với cảm xúc và hành vi của người khác, trẻ có thể thật lòng bộc lộ mối quan tâm của mình. Đó là một dấu hiệu của trí thông minh cảm xúc cao.

“Mình đang rất giận và cần thời gian để im lặng” – Trẻ có thể giữ bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tốt

Theo chuyên gia, câu nói ngắn gọn này phản ánh hai ưu điểm của trẻ. Đầu tiên là nhận thức về cảm xúc của chính mình.

Chúng ta cần biết rằng một trong những chìa khóa của trí thông minh cảm xúc là nhận biết cảm xúc của chính mình, nếu bé có thể xác định và nói ra cảm xúc của mình, điều đó có nghĩa là bé ít nhất cũng có khả năng tự nhận thức. Và đây là tiền đề quan trọng nhất của việc kiểm soát cảm xúc.

Thứ hai là nỗ lực kiểm soát cảm xúc. Hầu hết trẻ nhỏ thường la hét, lăn lộn, đánh bạn, ăn vạ… bởi con người ta rất khó kiềm chế để không nổi nóng khi tức giận, và rất hiếm khi giữ được sự im lặng.

Ngay cả người lớn đôi khi, người lớn cũng gặp khó khăn trong việc tự xoa dịu bản thân khi căng thẳng, bực bội. Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao sẽ điều chỉnh cảm xúc của mình theo những cách rất riêng như hít thở sâu, bỏ đi khi bị kích động hoặc nói “tôi cần nghỉ ngơi” thay vì la hét, tức giận.

Nói cách khác, trẻ EQ cao thường ít phản ứng bốc đồng hơn bạn cùng lứa tuổi. Các em có thể nhận ra những cảm xúc của bản thân và hiểu mình nên cư xử thế nào.

“Không sao đâu, con có thể làm được” – Tính cách độc lập mạnh mẽ và khả năng giải quyết các vấn đề

Một số bố mẹ cảm thấy con mình còn nhỏ chưa thể làm nhiều việc một cách độc lập nên thường giúp đỡ con. Có những đứa trẻ chấp nhận sự giúp đỡ của bố mẹ. Trong khi những trẻ khác hy vọng rằng bản thân có thể làm mọi việc một cách độc lập; vì vậy trẻ sẽ từ chối sự giúp đỡ của cha mẹ bằng cách nói: “Con có thể làm được!”

Một đứa trẻ có tính cách độc lập mạnh mẽ và khả năng giải quyết các vấn đề hàng ngày chứng tỏ có trí tuệ cảm xúc cao. Bố mẹ hãy trau dồi những khả năng này cho con.

Thực tế, trẻ em như những tờ giấy trắng, con học hỏi thông qua quan sát và tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nếu trẻ được giáo dục đúng đắn trong môi trường giáo dục tốt thì khả năng nhận thức cũng tốt hơn những đứa trẻ khác.

Nếu như IQ học được ở sách vở và trường lớp, thì chỉ số EQ được rèn luyện thông qua cuộc sống. Vậy, ngoài việc giúp trẻ tăng chỉ số IQ thì bố mẹ cũng nên chú ý đến việc phát triển chỉ số EQ cho con.