Mặc dù hiền lành là một đức tính tốt nhưng nếu trẻ không biết chống lại những bất công, chúng sẽ gặp nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
Cha mẹ thường giáo dục con cái mình phải sống nhân hậu, biết lễ phép, ngoan ngoãn, hiền lành. Thế nhưng trên thực tế, những đứa trẻ sống quá lương thiện lại dễ bị tổn thương nhất, bởi lòng bao dung và nhân hậu của chúng đang dung túng cho hành vi xấu của người khác. Điều này sẽ khiến trẻ chịu nhiều thiệt thòi hơn.
Nếu đứa trẻ thường xuyên chịu thiệt thòi, không chỉ tổn thất về vật chất mà còn có rất nhiều tổn thương trong lòng. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ phải dạy con cái sống không được quá hiền lành, phải biết học cách tự bảo vệ mình, ở đời sống lương thiện quá lại dễ rước khổ vào người.
Trẻ sống quá hiền lành sẽ gặp những điều gì trong cuộc sống?
1. Gặp nhiều điều bất công
Con của anh Trần (Trung Quốc) 13 tuổi, cao to, khỏe mạnh. Đồng nghiệp và gia đình anh đều cho rằng, khi lớn lên đứa trẻ sẽ không bị người khác bắt nạt.
Vào một ngày, gia đình phát hiện đứa trẻ buồn chán, bỏ bữa, chỉ nằm trên giường không nói năng gì. Anh Trần và vợ cảm thấy rất lạ nên đã tới hỏi han con mình.
Không ngờ con trai anh Trần nói rằng, mình cảm thấy rất ức chế khi ở trường luôn là người phải làm những việc mệt nhọc trong lớp. Anh Trần lập tức nhận ra con mình chỉ vì thật thà, hiền lành quá mà thường xuyên bị các bạn đùn đẩy những việc nặng nhọc vào người.
Nhà tâm lý học Li Meijin (Trung Quốc) từng nói: “Trẻ con nghịch ngợm là điều bình thường nhưng những đứa trẻ quá hiền lành sẽ dễ mắc các vấn đề tâm lý ở tuổi 20”.
Khi một đứa trẻ quá hiền lành, chúng không có cách nào đối phó với những bất công của người khác gây ra cho mình. Theo thời gian, khi trở thành người lớn, trẻ không còn sức để duy trì mối quan hệ giữa các cá nhân nên sẽ bắt đầu lấy lòng người khác. Tuy nhiên, làm hài lòng người khác một cách mù quáng sẽ chỉ làm tổn thương chính mình.
Các nhà khoa học đã theo dõi 2 nhóm trẻ em có bản chất khác nhau, một nhóm nổi loạn và một nhóm hiền lành. Kết quả cho thấy những đứa trẻ có tinh thần phản kháng thường quyết đoán, độc lập, có ý chí mạnh mẽ. Trong khi đó, hầu hết những đứa trẻ hiền lành đều không có ý thức tự chủ,
Trẻ hiền lành không sai nhưng quá hiền lành sẽ trở thành một khuyết điểm trong các mối quan hệ của trẻ sau này.
Vì vậy, cha mẹ nên can thiệp tâm lý vào quá trình trưởng thành của con khi còn nhỏ, giáo dục con cần phải cứng rắn, mạnh mẽ, biết kiềm chế cảm xúc khi gặp nguy hiểm, có bản lĩnh chống lại những bất công đối với mình.
2. Dễ bị người khác bắt nạt
Trẻ sống quá hiền lành, thật thà thường sẽ bị ức hiếp, nhất là khi trẻ lớn lên và đi vào xã hội, mọi yếu tố tiêu cực sẽ tạo áp lực cho chúng.
Bởi vì khả năng chống lại sự đối xử bất công của đứa trẻ hiền lành rất yếu, điều này làm cho tính cách của chúng trở nên hèn nhát hơn. Trẻ có xu hướng xấu hổ khi bày tỏ suy nghĩ của mình trước sự bất công và càng ngại nói không trước những đòi hỏi vô lý của người khác.
Vòng luẩn quẩn như vậy ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội của trẻ, tính tình của trẻ càng tự ti hơn.
Nhà tâm lý học Wu Zhihong (Trung Quốc) cho biết: “Bổn phận của cha mẹ là cung cấp một môi trường an toàn cho con cái bằng tình yêu thương, nhưng về việc khám phá thế giới như thế nào thì đó là quyền tự do của trẻ”.
Để hòa hợp với những người khác trong xã hội, cha mẹ phải dạy trẻ can đảm chống lại sự bất công, cho trẻ hiểu được hạnh phúc của bản thân quan trọng hơn thể hiện.
Vì vậy, trong quá trình con cái trưởng thành, cha mẹ không nên dạy con cái sống quá thật thà, hiền lành, như thế sẽ dễ bị người khác ức hiếp, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của trẻ sau này.
Một nghiên cứu của Đại học Washington cho thấy: “Đằng sau những đứa trẻ nhạy cảm, chúng buộc phải lựa chọn theo cảm xúc của sự sợ hãi”.
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên tạo cơ hội và trao quyền lựa chọn cho trẻ nhiều hơn. Bằng cách này, trẻ sẽ dần học được cách quyết đoán và có thể tự quản lý cuộc sống của mình.