Người cha có vai trò như thế nào trong việc dạy con? Có câu nói rằng: “1 lời cha nói bằng vạn lời mẹ nói”, hình cách hình tư tưởng của người cha ảnh hưởng lên con cái rất nhiều.
Tuy nhiên, ngày nay các em bé bị những người cha bỏ bê nhiều quá, ngày bận làm, tối về bận chấm với gạt chả ai gần con của mình nữa, nên giao hết cho bà nội bà ngoại là đàn bà, mẹ nó sinh ra nó là đàn bà, cô trông trẻ osin cũng là đàn bà, cô mầm non cũng đàn bà, cô cấp 1 cũng đàn bà, cấp 2 cũng nhiều cô hơn là thầy… nên nam nhi bây giờ nữ tính quá mức cần thiết.
Sự thiếu vắng của người cha có rất nhiều nguyên nhân:
Nhiều người quan niệm rằng “đàn ông lo việc bên ngoài, phụ nữ chăm sóc gia đình”, điều này khiến rất nhiều người cha cho rằng dạy dỗ con cái là việc của vợ. Còn người mẹ thì đóng vai trò “người giữ cửa” trong việc giáo dục gia đình, xem việc dạy con cái là nhiệm vụ của mình, không muốn để chồng can dự quá nhiều, dẫn đến việc người cha thiếu khả năng chăm sóc con.
Ngoài ra, với áp lực cuộc sống, cha mang trên vai gánh nặng kiếm tiền nuôi gia đình, khó mà có thời gian để dạy con. Có những người cha bận rộn công việc, đi sớm về khuya, thậm chí một tuần hay một tháng không gặp được các con. Thế nhưng, đôi khi nhân tố lớn nhất của việc con cái thiếu sự dạy dỗ của cha là do người cha thiếu ý thức về vai trò của mình. Nếu một người cha càng có ý thức trong việc giáo dục con thì sẽ càng đầu tư vào việc dạy con. Khi những vai trò khác xung đột với vai trò làm cha thì cũng sẽ ưu tiên nghĩ đến vai trò làm cha nhất.
Trong quá trình trẻ lớn lên, người cha đóng nhiều vai trò mà người mẹ không thể thay thế được. Một cuộc nghiên cứu của trường Đại học Harvard phát hiện ra rằng, những đứa trẻ được chơi với cha nhiều sẽ thông minh hơn. Những đứa trẻ thiếu đi sự dạy dỗ và tình yêu thương của cha thường sẽ không hòa nhập, rụt rè, nhút nhát.
Người cha là cầu nối giúp con bước ra thế giới bên ngoài. Trẻ có thể hình thành tính cách dũng cảm, tự tin, quyết đoán là do chịu ảnh hưởng của cha. Vì vây, những người cha hãy dành nhiều thời gian chất lượng cho con, kể cho con nghe về tuổi thơ của mình, kể cho con nghe những trải nghiệm, cho con được tham gia vào các hoạt động cùng gia đình. Để lỡ tuổi thơ của con gom vàng không bù được.